Thang-máng cáp

Liên hệ

Thang-máng cáp là thiết bị được sử dụng để nâng đỡ, sắp xếp, quản lý những loại dây điện, cáp điện, cáp mạng, cáp tín hiệu… của công trình. Sản phẩm này đem lại sự an toàn cho cáp và người khi vận hành, loại trừ được những rủi ro trầy xước hoặc rách vỏ cáp, tiết kiệm không gian, thời gian và chi phí bảo dưỡng, lắp đặt.

Bên cạnh đó hình dạng của thang máng cáp khá đơn giản, chắc chắn. Cho nên bạn có thể dễ dàng di chuyển nó trong công trình. Những phụ kiện kèm theo cũng khá đa dạng, dễ thao tác tháo lắp bằng tay nên rút ngắn tối đa được thời gian thi công.

 

    Để lại thông tin để được chúng tôi tư vấn trong thời gian nhanh nhất

    Phân loại thang máng cáp dựa theo vật liệu:

    1. Thang máng cáp sơn tĩnh điện

    Đây là loại thang máng cáp dùng Tole sơn tĩnh điện trên công nghệ hiện đại bậc nhất tại Việt Nam. Sản phẩm này thường được dùng chủ yếu cho những công trình trong nhà.

    Ưu điểm

    – Thang máng cáp sơn tĩnh điện có độ thẩm mỹ cao, bạn có thể tùy chọn được bề mặt sản phẩm sần hoặc trơn bóng.

    – Màu sắc đa dạng, phong phú, cho bạn nhiều sự chọn lựa.

    – Ngoài ra loại thang máng cáp này còn có giá cả khá phải chăng, giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí.

    – Thời gian sơn nhanh tĩnh điện nhanh chóng, đáp ứng tốt các đơn hàng cần có tiến độ gấp.

    Nhược điểm

    Loại thang máng cáp này có khả năng chống ăn mòn thấp. Chính vì thế nó không dùng được cho những công trình điện ngoài trời, chỉ nên sử dụng cho những sản phẩm trong nhà.

    2. Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

    Vật liệu thang máng cáp được nhúng hoàn toàn trong một bể kẽm nóng chảy với tối thiểu là 98% kẽm nguyên chất. Đặc biệt hóa chất bên trong bể kẽm nóng chảy này đều được chỉ định dựa theo tiêu chuẩn ASTM hoặc là tương đương. Vì thế thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng thường được lắp đặt cho những công trình Out Door (ngoài trời) hoặc là nơi có môi trường kim loại dễ bị ăn mòn, rỉ, để đảm bảo được kết cấu vững chắc cũng như độ bền theo thời gian.

    Ưu điểm

    – Độ bền của lớp mạ kẽm nhúng nóng cực tốt, vì thế sản phẩm sẽ không bị bong tróc và có tuổi thọ cao.

    – Khả năng chống ăn mòn, mài mòn của sản phẩm này cao, chống gỉ tốt.

    – Ngoài ra nó còn không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện thời tiết khắc nghiệt bên ngoài môi trường.

    Nhược điểm

    – Giá thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng khá cao.

    – Bề mặt lớp mạ kẽm nhúng nóng sần sùi. Màu mạ kẽm không bóng bẩy và khá mờ. Điều này đã khiến cho độ thẩm mỹ của sản phẩm thấp.

    – Chỉ có một màu duy nhất là tone sáng bạc của lớp kẽm.

    3. Thang máng cáp mạ kẽm điện phân

    Cũng tương tự như mạ kẽm nhúng nóng, thang máng cáp mạ điện phân cũng được phủ lớp kẽm lên trên bề mặt. Nhưng chất lượng của lớp mạ kẽm điện phân thấp hơn nhiều. Bởi lớp mạ mỏng và độ bám vào vật liệu không được cao.

    Ưu điểm

    – Khả năng chống gỉ tốt, chống ăn mòn, mài mòn cao.

    – Bề mặt của loại thang máng cáp này sau mạ sáng bóng, nhẵn mịn, tạo độ thẩm mỹ cao.

    – Chi phí của sản phẩm thấp.

    Nhược điểm

    – Lớp mạ mỏng, dễ bị xước và độ bền không cao.

    – Tuy nhiên nó cũng chỉ có một màu duy nhất, là gam sáng bạc của lớp kẽm.

    4. Thang máng cáp tôn ZAM

    Tôn Zam là một loại hợp kim của Kẽm – Thép – Magie. Nó có khả năng chống ăn mòn cao hơn so với thép mạ kẽm thông thường. Loại thang máng cáp tôn Zam thường có tính chất tương tự với mạ điện phân. Cho nên giá của nó cũng khá rẻ.

    Ưu điểm

    – Chi phí sản phẩm tương đối.

    – Thời gian sản xuất thang máng cáp này nhanh chóng, đáp ứng tốt nhu cầu cần gấp của nhiều công trình.

    – Chống mài mòn, ăn mòn cao, và có khả năng chống gỉ tốt.

    – Bề mặt của thang máng cáp loại này sáng bóng, nhẵn mịn, tạo được độ thẩm mỹ cao.

    Nhược điểm

    – Dễ xước bề mặt trong quá trình sản xuất và thi công.

    – Chỉ có một màu duy nhất là sáng bạc của lớp kẽm .

    5. Thang máng cáp Inox

    Đây là sản phẩm được làm chủ yếu từ vật liệu inox (thép không gỉ). Có nhiều loại inox như inox 201, inox 304,…. Thang máng cáp inox được ứng dụng nhiều trong những công trình trọng điểm, đòi độ an toà, hỏi tính thẩm mỹ cao.

    Ưu điểm

    – Sản phẩm có độ bền cao, không bị hoen gỉ.

     

    – Không bị bay màu hay mài mòn, cho nên thời gian dùng của nó là rất dài. Nhờ đó tuổi thọ củ

    a hệ thống điện cũng tăng lên đáng kể.

    – Có mẫu mã đa dạng, kích thước phong phú phù hợp với mọi nhu cầu người dùng.

    – Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, nên việc thi công diễn ra nhanh hơn, giúp tiết kiệm thời gian quý báu của bạn.

    Nhược điểm

    – Giá thành sản phẩm cao.

    – Chỉ nên dùng thang máng cáp inox 201 cho những trong trình trong nhà. Còn với công trình điện ngoài trời bạn nên chọn thang máng cáp inox 304. Tuy nhiên nó lại rất dễ ăn mòn bởi phân tử Clorua. Vì thế ít khi thang máng cáp inox 304 được chọn lựa cho công trình ở ngoài biển.

    Phân loại thang máng cáp theo đặc tính kỹ thuật:

    1. Thang cáp – Cable Ladder

    Thang cáp(Cable Ladder) hay còn được gọi là thang điện, thang cáp điện. Đây là thang dẫn được dùng cho việc lắp đặt đường dây điện, cáp điện trong những nhà máy, khu chung cư, xí nghiệp, nhà cao ốc…

    Thông số kỹ thuật

    – Vật liệu: Tôn đen sơn tĩnh điện; tôn mạ kẽm; tôn mạ kẽm nhúng nóng; Inox

    201, 304, 316.

    – Chiều dài tiêu chuẩn: 2.4m, 2.5m hoặc 3.0m/cây.

    – Chiều rộng: 75 ÷ 1500mm.

    – Chiều cao: 50 ÷ 200mm.

    – Độ dày vật liệu: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm.

    – Màu thông dụng: Màu Trắng, màu cam, màu xám, màu kem hoặc là tone màu của vật liệu. Ngoài ra bạn còn có thể yêu cầu gam màu cho sản phẩm dựa theo công trình của mình.

    Các thành phần chủ yếu của hệ thống thang cáp

    – Thang cáp

    – Khớp nối chữ T thang cáp

    – Khớp nối chữ thập thang cáp

    – Khớp nối chữ L điều hướng thang cáp

    – Co lên thang cáp

    – Co xuống thang cáp.

    Ưu điểm

    – Thang cáp có kích thước phong phú cho bạn nhiều sự chọn lựa. Đồ

    ng thời nó còn đáp ứng tốt được khối lượng dây cáp lớn.

    – Độ bền của sản phẩm cao, có khả năng chịu tải lớn và rất khó có thể biến dạng dưới tác động của ngoại lực.

    – Trọng lượng của thang cáp khá nhẹ, cho nên bạn có thể dễ dàng hơ

    n trong việc thi công.

    – Giá thang cáp rẻ.

    Nhược điểm

    – Thời gian sản xuất thang cáp lâu, bởi cần phải chế tạo và  hàn nối nhiều chi tiết.

    – Bên cạnh đó khả năng bảo vệ cáp với các tác động bên ngoài của kém do sản phẩm có kết cấu thoáng.

    2. Máng cáp – Trunking

    Máng cáp(Cable Trunking) hay còn gọi là máng điện, máng cáp điện. Đây là loại máng dẫn được ứng dụng lắp đặt cáp điện và dây điện trong khu chung cư, tòa cao ốc, khu công nghiệp, nhà máy….

    Thông số kỹ thuật

    – Chất liệu: tôn đen được phủ một lớp sơn tĩnh điện, tôn mạ kẽm, inox 201, 304, 316 hay tôn mạ kẽm được nhúng nóng.

    – Chiều dài tiêu chuẩn: 2.4, 2.5m hay 3.0m/cây.

    – Chiều rộng tiêu chuẩn của máng cáp: 50 ÷ 800 mm.

    – Chiều cao tiêu chuẩn: 40 ÷ 200 mm.

    – Độ dày tiêu chuẩn của vật liệu: 0.8mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm.

    – Màu sắc phổ biến gồm: Màu trắng, màu xám cam, màu kem nhăn hay một số gam màu khác theo yêu cầu đơn đặt hàng.

    Ưu điểm

    – Thời gian sản xuất máng cáp điện nhanh do nó có cấu tạo khá đơn giản.

    – Sản phẩm giúp bảo vệ toàn diện cho cáp điện nhờ có thiết kế kin. Và nó rất thích hợp để đặt ngầm.

    Nhược điểm

    – Giá thành của máng cáp cao do tốn kém khá nhiều chi phí cho vật liệu.

     

    – Trọng lượng của sản phẩm nặng nhất trong những loại thang máng cáp hiện nay. Vì vậy v

    ới loại máng cáp có kích thước lớn, sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng khi thi

    công.

    Các thành phần chủ yếu của hệ thống máng cáp

    – Máng cáp

    – Khớp nối chữ T máng cáp

    – Khớp nối chữ thập máng cáp

    – Khớp nối chữ L điều hướng máng cáp

    – Co lên máng cáp

    – Co xuống máng cáp.

    3. Khay cáp – Cable Tray

    Khay cáp(Cable Tray) chính là khay dẫn được dùng để nâng đỡ và lắp đặt dây điện, cáp điện trong nhà máy, khu công nghiệp, chung cư, tòa nhà cao tầng….. Giống với máng cáp, nhưng sản phẩm này có những lỗ đột với mật độ dày. Vì thế người ta còn gọi khay cáp là máng cáp đột lỗ.

    Thông số kỹ thuật

    – Vật liệu: Tôn đen sơn tĩnh điện; tôn mạ kẽm; tôn mạ kẽm nhúng nóng; Inox 201, 304, 316.

    – Chiều dài tiêu chuẩn: 2.4m, 2.5m hoặc 3.0m/cây.

    – Chiều rộng của sản phẩm: 50 ÷ 800mm.

    – Kích thước chiều cao: 40 ÷ 200mm.

    – Độ dày vật liệu: 0.8mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm.

    – Màu thông dụng: trắng, xám, cam hoặc màu của vật liệu.

    Ưu điểm

    – Giúp phân loại, cố định được dây cáp điện một cách gọn gàng. Giúp cho bạn dễ dàng quản lý hệ thống dây cáp, dây điện, đồng thời tạo sự thẩm mỹ cao cho không gian lắp đặt.

    – Bảo vệ toàn diện cho cáp điện, dây điện tránh khỏi những tác động bên ngoài.

    Nhược điểm

     

    – Giá thành cao do tốn kém chi phí cho vật liệu, cũng như nhân công.

    – Thời gian sản xuất khay cáp lâu do quá trình gia công tốn khá nhiều thời gian.

    Các thành phần chủ yếu của hệ thống khay cáp

    – Khay cáp

    – Khớp nối chữ T khay cáp

    – Khớp nối chữ thập khay cáp

    – Khớp nối chữ L điều hướng khay cáp

    – Co lên khay cáp

    – Co xuống khay cáp

    Download tài liệu